Công chứng dịch thuật là gì?

Dịch thuật công chứng là quá trình dịch thuật (1) văn bản tù ngôn ngữ gốc (vd: Tiếng Anh) sang ngôn ngữ đích (vd: Tiếng Việt). Sau đó công chứng bản dịch (2) này chuẩn xác về nội dung so với bản gốc và đúng pháp luật Việt Nam.

Thực chất của quá trình dịch thuật công chứng là chứng thực chữ ký của người dịch (cộng tác viên dịch thuật) bởi công chứng viên của Văn phòng công chứng hoặc cán bộ tư pháp tại Phòng tư pháp cấp quận huyện.


Chứng thực bản dịch tại Phòng tư pháp (các quận huyện) được gọi là dịch thuật công chứng tư pháp. Quá trình dịch thuật tại Phòng tư pháp sẽ thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra trình độ và ký hợp đồng cộng tác viên.

Chứng thực bản dịch tại Văn phòng công chứng được gọi là dịch thuật công chứng tư nhân. Quá trình dịch thuật tại văn phòng công chứng tư nhân cũng thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra và ký hợp đồng cộng tác viên.

Tự Công chứng dịch thuật có được không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 Luật công chứng 2014, người dịch (biên dịch viên) thực hiện dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.

Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

Như vậy bản dịch do cá nhân tự dịch thường chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân và sẽ gặp khó khăn về pháp lý khi cần công chứng bản dịch. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí dịch thuật công chứng thì có thể tự dịch sau đó làm hiệu đính bản dịch tại các công ty dịch thuật.

ImfoVisa có dịch vụ công chứng dịch thuật những giấy tờ nào?

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình xử lý thì có thể tham khảo dịch vụ của ImfoVisa, chúng tôi có đội ngũ biên phiên dịch chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, chính vì vậy có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng 1 cách chỉn chu và chất lượng nhất!


  • Dịch thuật công chứng chứng minh thư, thẻ căn cước, giấy khai sinh
  • Dịch thuật công chứng học bạ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm, bằng đại học...
  • Dịch thuật công chứng sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ ly hôn, chứng nhận độc thân... và rất nhiều loại giấy tờ khác.

Bảng giá công chứng dịch thuật

Câu hỏi thường gặp

dịch thuật công chứng tại imfovisa mất bao lâu?

Trường hợp thông thường, khách hàng có thể nhận bản dịch thành công vào ngay chiều ngày hôm sau. Trong trường hợp khách hàng cần gấp, Imfovisa có thể trả sớm hơn với chi phí của gói 

Giấy tờ gửi qua email có thể dịch công chứng được không?

Đối với những văn bản dịch thuật công chứng chưa có văn bản gốc (do chờ gửi theo đường bưu điện) thì Imfovisa có thể nhận dịch được. Tuy nhiên để có thể mang giấy tờ dịch đi công chứng thì khách hàng cần phải xuất trình bản gốc để kiểm tra và đối chiếu.

CÓ thể dịch công chứng theo ý khách hàng không?

Về nguyên tắc thì không thể yêu cầu người dịch văn bản dịch theo ý của khách hàng được bởi văn bản dịch thuật công chứng phải đảm bảo sự chính xác trước pháp luật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì chúng tôi vẫn có thể xem xét chấp nhận tuy nhiên nếu không đáp ứng được yêu cầu này, rất mong quý khách hàng có thể thông cảm cho chúng tôi.

HỒ SƠ CÔNG CHỨNG dịch thuật đã đủ hợp lệ sử dụng tại nước ngoài?

Đối với các hồ sơ muốn mang sang nước ngoài sử dụng, hồ sơ sau khi dịch thuật công chứng tư pháp còn phải được chứng nhận lãnh sự để xác thực đây là tài liệu hợp pháp của Việt Nam. Tại địa bàn Tp.HCM, Công việc này được thực hiện tại Sở ngoại vụ.

Sau khi xong 2 bước trên, bước còn lại bạn phải xin thêm một dấu xác nhận của nước mà bạn muốn đến để tài liệu chính thức có giá trị sử dụng tại nước đó. Việc này có thể thực hiện tại các văn phòng lãnh sự đặt ở Việt Nam hoặc ở cơ quan ngoại giao tại nước đó.

QUy trình dịch thuật công chứng tại imfovisa

- Bước 1: Nhận tài liệu gốc từ khách hàng bằng hình thức trực tiếp hoặc qua thư điện tử.

- Bước 2: Xem xét, phân tích tài liệu để xác định chuyên ngành của tài liệu, từ những yêu cầu của khách hàng sẽ dự kiến thời gian hoàn thành, tổ chức nhóm dịch phù hợp.

- Bước 3: Tiến hành dịch thuật tài liệu, nhóm phiên dịch sẽ tiến hành dịch tài liệu cẩn thận, đảm bảo đúng chuẩn nghĩa so với bản gốc.

- Bước 4: Đội ngũ dịch thuật kiểm tra tài liệu dịch lần cuối, đảm bảo chính xác trước khi đi chứng thực

- Bước 5: Công chứng tài liệu dịch

- Bước 6: Bàn giao tài liệu cho khách hàng

- Bước 7: Nếu phát hiện bản dịch sai sót, khách hàng có quyền yêu cầu chỉnh sửa, dịch bổ sung.

BẢN DỊCH CÔNG CHỨNG VÀ BẢN SAO Y CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Mặc dù các từ được sử dụng thay thế cho nhau bởi nhiều người, nhưng hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Dịch vụ công chứng là khi công chứng viên có chữ ký của người dịch và sau đó đóng dấu vào hồ sơ. Còn sao y bản chính là bạn sẽ nhận một bản giống y bản chính nhưng có thêm dấu “bản sao”.